Cây Lộc Vừng | Sài Gòn Cây Xanh

Cây Lộc Vừng

VNĐ
* Giá sản phẩm đã bao gồm VAT
  • Mã sản phẩm: CLV1001
  • Tình trạng: Còn hàng
  • Hãng sản xuất: Cây Bóng Mát

Giới thiệu về thông tin cơ bản cây lộc vừng

Lộc Vừng hay còn có tên gọi là cây Chiếc, cây lộc Mưng, có tên khoa học là Barringtonia acutangula, thuộc họ lecythidaceae, Bộ Thạch nam. Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 2m – 5m hay có nhiều loại chiều cao cây lên đến 10m, đường kính thân từ 35 – 40cm. Vỏ cây vừng sần sùi có màu xám, lá có hình mác, gốc và thân cây có hình dáng đẹp. Hoa của cây vừng thường có màu đỏ và tỏa hương thơm mát.

Cây lộc vừng trong phong thủy thuộc nhóm tam đa “Sung (Phúc) – Lộc vừng (Lộc) – Thiên tuế (Thọ)”. Vì vậy cây được nhiều gia chủ rất thích trồng để làm cây cảnh trong nhà. Cây vừng có nguồn gốc xuất xứ từ những nước thuộc Đông Nam Á như: Việt Nam xinh đẹp của chúng ta, Lào, Thái, Campuchia. Tại Việt Nam, cây lộc vừng được trồng rộng khắp từ miền Bắc đến miền Nam ngoài ra còn được trồng ở ngoài Côn Đảo.

Ngày nay, Cây lộc vừng là một trong những loại cây bóng mát, cây cảnh bonsai được trồng rất phổ biến. Lộc vừng được rất nhiều người trồng trong nhà, trong sân vườn với mục đích trang trí cũng để tốt cho phong thủy. Bài viết sau đây của Sài Gòn Cây Xanh sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin hữu ích và giá thành về loại cây lộc vừng tại tphcm. Hãy cùng tham khảo nhé !

cay-loc-vung-gia-bao-nhieu

1. Giới thiệu về thông tin cơ bản cây lộc vừng

Lộc Vừng hay còn có tên gọi là cây Chiếc, cây lộc Mưng, có tên khoa học là Barringtonia acutangula, thuộc họ lecythidaceae, Bộ Thạch nam. Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 2m – 5m hay có nhiều loại chiều cao cây lên đến 10m, đường kính thân từ 35 – 40cm. Vỏ cây vừng sần sùi có màu xám, lá có hình mác, gốc và thân cây có hình dáng đẹp. Hoa của cây vừng thường có màu đỏ và tỏa hương thơm mát.

Cây lộc vừng trong phong thủy thuộc nhóm tam đa “Sung (Phúc) – Lộc vừng (Lộc) – Thiên tuế (Thọ)”. Vì vậy cây được nhiều gia chủ rất thích trồng để làm cây cảnh trong nhà. Cây vừng có nguồn gốc xuất xứ từ những nước thuộc Đông Nam Á như: Việt Nam xinh đẹp của chúng ta, Lào, Thái, Campuchia. Tại Việt Nam, cây lộc vừng được trồng rộng khắp từ miền Bắc đến miền Nam ngoài ra còn được trồng ở ngoài Côn Đảo.

2. Các đặc điểm của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ nhỏ có kích thước lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào cách chăm sóc cũng như điều kiện khí hậu và thời tiết nơi trồng có thuận lợi hay không. Thân cây vừng hơi sần sùi với những cành mọc khẳng khiu và có tán lá xum xuê. Chiếc lá của lộc vừng có kích thước khá to với bề mặt trên bóng màu xanh và mặt dưới màu xanh trắng có nhiều đường gân nổi.

Cây bắt đầu ra hoa từ tháng 3 và kết thúc đến hết tháng 8, hoa nhiều hay ít tùy vào chế độ chăm sóc dinh dưỡng cũng như thời tiết khí hậu. Hoa có màu đỏ, hồng hoặc trắng tùy vào từng loại cây vừng. Hoa lộc vừng tươi lâu, mọc thành từng chùm và kéo dài thành chuỗi mọc rủ xuống đất trông vô cùng đẹp mắt. Các loại hoa lộc vừng đều có mùi hương tỏa ra dễ chịu.

Tùy vào sở thích của từng người trồng mà có thể uốn cây, cành theo nhiều dáng vẻ khác nhau. Cây được trồng trong ngoài sân vườn, trồng trong chậu (hay còn gọi là bonsai lộc vừng). Cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, cây thường được đặt trước sân nhà, trước nhà để mang đến phong thủy tốt lành.

cay-loc-vung-co-may-loai

3. Ứng dụng của cây lộc vừng trong thực tế

Ngoài những tác dụng giúp trang trí sân vườn, làm ảnh đẹp và có ý nghĩa phong thủy tốt. Cây lộc vừng còn được xem là loại dược liệu vô cùng quý giá với khả năng chữa nhiều loại bệnh hữu ích khác nhau. Theo y học cổ truyền thì trong những bộ phận của cây đều dùng cho những trường hợp tóc bạc sớm và suy nhược cơ thể. Cùng xem những bộ phận trị bệnh của cây sau đây:

  • Quả lộc vừng: Quả của cây lộc vừng dùng để chữa trị bệnh ho, bệnh đau răng, bệnh hen suyễn rất hiệu quả. Ngoài ra việc giã vỏ, ép lấy nước bôi lên chỗ bị bệnh chàm.
  • Vỏ của cây lộc vừng: Sử dụng vỏ cây để làm ấm cơ thể, trị chứng đau bụng và giảm cảm, hạ sốt rất tốt.
  • Rễ lộc vừng: dùng rễ cây vừng để bào chế ra thuốc trị bệnh sởi, viêm và nấm da. Ngoài ra rửa sạch và phơi khô rễ cây, sắt nước uống giúp trị bệnh long đờm, trị ho và giải nhiệt.
  • Hạt lộc vừng: Dùng hạt lộc vừng có khả năng chống viêm, tiêu chảy, kiết lỵ, cảm tả và dùng để trị đau mắt rất tốt.
  • Lá của cây lộc vừng: Lấy lá của cây vừng rửa sạch, nhai hoặc giã rồi đắp vào chỗ hậu môn để chữa bệnh trĩ.

Ngoài ra những tác dụng chữa bệnh của đông y ra. Quả và rễ cây lộc vừng trong tây y cũng được sử dụng để điều chế ra các sản phẩm chống viêm, kháng sinh…

4. Hiện nay cây lộc vừng có mấy loại?

Cây lộc vừng hiện nay được phân ra nhiều chủng loại cùng với nhiều kiểu dáng khác nhau. Vì cây vừng trồng nhiều và phổ biến từ các nước Đông Nam Á, Nam Á cho đến Bắc Úc. Trong đó cây có các đặc điểm khác như: cây lộc vừng lá to, lộc vừng trắng, lộc vừng đỏ, cây vừng lá nhỏ và lộc vừng mangopine. Do vậy bạn muốn phân biệt những loại cây lộc vừng được trồng nhiều tại Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu sau đây:

4.1 Cây lộc vừng hoa trắng

Lộc vừng hoa trắng hay còn được gọi là cây chiếc chùm, cây vừng chùm. Khi hoa nở, với những chùm bông hoa kéo dài rũ xuống màu trắng trông rất đẹp mắt và ấn tượng. Vừng trắng cũng đẹp không kém gì so với hoa vừng đỏ. Do vậy, loại cây này thường được sử dụng làm cây cảnh bonsai, cây bóng mát sân vườn…

4.2 Cây lộc vừng hoa đỏ

Đây là loại cây được trồng nhiều tại Việt Nam, cây lộc vừng hoa đỏ với đặc trưng màu hoa đỏ rực rỡ vô cùng quyến rũ. Cây vừng hoa đỏ được người Pháp mang đến trồng tại Việt Nam trong những năm chiến tranh. Nhiều người tin rằng trồng cây vừng đỏ sẽ mang đến tài lộc và nhiều điều may mắn cho gia chủ.

4.3 Cây vừng chiếc (Rau chiếc)

Loại cây vừng chiếc này sinh trưởng tại những vùng ven biển, hải đảo hay sống gần rừng ngập mặn. Cây vừng chiếc được biết đến với khả năng chịu mặn, chịu hạn rất tốt. Tại Việt Nam loại cây này được phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền nam. Cây rau chiếc được trồng chủ yếu tạo bóng mát vì có tán lá to và xum xuê.

cay-loc-vung-bonsai

5. Ý nghĩa cây lộc vừng

Cây lộc vừng hiện nay đang được rất nhiều người yêu thích. Do cây nằm trong bộ tam đa (Lộc) nên chúng mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Không chỉ mang đến vẻ đẹp độc đáo mà còn mang đến tài lộc, cuộc sống sung túc và gặp nhiều may mắn thành công trong công việc. Ngoài ra cây có cành lá xum xuê tượng trưng cho sự đoàn kết, sum vầy và gắn bó thành viên trong gia đình.

5.1 Cây lộc vừng hợp tuổi nào

Để biết thêm thông tin về tuổi của gia chủ nào hợp nhất với cây lộc vừng. Cùng tham khảo bên dưới đây:

  • Gia chủ tuổi Nhâm Ngọ 1942 (thuộc mệnh Mộc).
  • Gia chủ tuổi Quý Mùi 1943 (thuộc mệnh Mộc).
  • Gia chủ tuổi Mậu Tý 1948, 2008 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Kỷ Sửu 1949 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Bính Thân 1956 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Đinh Dậu 1957 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Giáp Thìn 1964 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Ất Tỵ 1965 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Giáp Dần 1974 (thuộc mệnh Thủy).
  • Gia chủ tuổi Mậu Ngọ 1978 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ có tuổi Canh Thân 1980 (thuộc mệnh Mộc).
  • Gia chủ tuổi Tân Dậu 1981 (thuộc mệnh Mộc).
  • Gia chủ tuổi Nhâm Tuất 1982 (thuộc mệnh Thủy).
  • Gia chủ tuổi Bính Dần 1986 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Đinh Mão 1987 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Giáp Tuất 1994 (thuộc mệnh Hỏa).
  • Gia chủ tuổi Bính Tý 1996 (thuộc mệnh Thủy).
  • Gia chủ tuổi Đinh Sửu 1997 (thuộc mệnh Thủy).

Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra những tuổi trên là phù hợp nhất với cây vừng thôi. Những gia chủ tuổi khác vẫn có thể trồng vì đây là loại cây nằm trong nhóm Tam Đa. Chúng mang đến nhiều tài lộc, vượng khí và trang trí sân vườn đẹp.

6. Cách trồng cây Lộc Vừng cảnh đẹp nhất

6.1 Lựa chọn giống cây vừng

Cây lộc vừng trồng không hề khó bởi vì đây là loại cây có khả năng chịu hạn và chịu mặn rất tốt. Ngoài ra cũng có thể trồng cây non hoặc sử dụng phương pháp chiết cây, giâm cành.

6.2 Chọn loại đất trồng

Gia chủ hãy lựa chọn những loại đất có nhiều chất dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh. Đất phải có độ tơi xốp cao để có khả năng thoát nước tránh gây ngập úng cho rễ cây. Tốt nhất gia chủ nên chọn đất mùn pha với phân chuồng ủ mục sẽ rất tốt cho cây.

6.3 Chế độ tưới nước

Gia chủ không nên tưới nước nhiều vì cây lộc vừng chịu hạn tốt, cây chỉ ưa ẩm ở mức trung bình. Chỉ nên tưới nhiều khi vào mùa hè nắng nóng, hạn chế tưới nước khi vào mùa đông để giúp cây phát triển tốt.

6.4 Điều kiện ánh sáng

Vì là cây rất ưa ánh nắng mặt trời nên gia chủ hãy chọn trồng hoặc đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng. Qua đó giúp cây dễ dàng quang hợp để phát triển nhanh và tốt hơn.

6.5 Chăm sóc phân bón

Việc bón phân khi đất trồng thiếu dinh dưỡng hoặc cây non đang phát triển và cây sắp tới mùa ra hoa. Nếu đất trồng nhiều dinh dưỡng thì không nhất thiết phải bón thêm phân.

cay-loc-vung-trong-bang-gi

Vì sao quý khách nên chọn cây lộc vừng của chúng tôi?

Sài Gòn Cây Xanh là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cắt tỉa cây xanh, chăm sóc cây xanh, di dời cây xanh và mua bán những cây xanh văn phòng, cây cảnh, cây bóng mát. Chúng tôi đảm bảo cây lộc vừng giá rẻ, an toàn, uy tín, chất lượng cho cây xanh và cây cảnh và cũng như cây công trình đô thị. Công ty Sài Gòn Cây Xanh cho đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc mua bán cây, cắt tỉa, tạo dáng cho cây xanh, cây cảnh phù hợp cho văn phòng làm việc, khuôn viên sân vườn của quý khách hàng.

Thông tin liên hệ của công ty Sài Gòn Cây Xanh

Mọi thông tin chi tiết về các loại cây lộc vừng bóng mát, cây cảnh của Sài Gòn Cây Xanh. Quý khách hàng hãy liên cho chúng tôi thông qua:

  • Hotline: 0976 942 186
  • Email: caycanhsaigonvn@gmail.com
  • Địa chỉ: Đối diện 134 Đường số 9 Phường 09 Quận Gò Vấp TPHCM